1.
MỞ ĐẦU
Trước khi biết tới tản văn của Nguyễn Việt Hà, người đọc đã biết tới anh qua một số tiểu thuyết: Cơ hội của Chúa (1999), Khải huyền muộn (2013), Ba ngôi của người (2014)... Gần ñây, nhà văn của giọng ñiệu khôi hài rẽ sang cuộc chơi của thể tản văn bằng một loạt ñầu sách: Nhà văn thì chơi với ai, Mặt của ñàn ông, Đàn bà uống rượu, Con giai phố cổ... Điều thú vị là trong tản văn của Nguyễn Việt Hà, dù chuyện Đông hay chuyện Tây, chuyện xưa hay chuyện nay thì cuối cùng vẫn trở về với một chút gì ñó của Hà Nội, rất Hà Nội, ñậm ñặc Hà Nội. Có vẻ như chính nhà văn là người sau cùng phát hiện ra ñiều này vì khi rơi vào vùng ngẫu hứng của thể tản văn, người viết ñể mặc cảm xúc kéo ñi, kiểu như "việc viết là việc của anh, mọi cảm nhận ñể ñộc giả lo" vậy. Nguyễn Việt Hà từng bộc bạch: "Với tôi tản văn như là một thứ nháp tay, tác phẩm lẻ. Mọi người hay nói trong tác phẩm của tôi có chất Hà Nội gì ñó. Tới gần ñây khi Nhà xuất bản Trẻ in lại các ñầu sách cho tôi, tôi xem thì thấy có một Hà Nội xuyên suốt". Điều này dễ hiểu vì Hà Nội là mảnh ñất gắn bó với Nguyễn Việt Hà từ ñịa lý tới tâm hồn. Sự tan biến của Hà Nội vào tâm hồn nhà văn để lại dư vị cảm xúc phức hợp, nó không ñơn thuần là tình yêu, lòng tự hào, sự hãnh diện, niềm tin mạnh mẽ về sức sống các giá trị văn hoá của Hà Nội... mà còn là nỗi xót xa, lo âu, hoài nghi và ñau ñáu những trăn trở về một Hà Nội ñang dần dần ñổi thay theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Bước chân vào hiệu sách sẽ thấy trên giá có rất nhiều ñầu sách cùng ñề tài, cùng thể loại, nhưng từ khoá "Nguyễn Việt Hà" vẫn níu tay người ñọc phải chọn cuốn sách của anh là vì tinh thần nhất quán trong sáng tác của nhà văn: Góc nhìn thẳng về Hà Nội.
2.
NỘI DUNG
2.1. Góc nhìn thẳng
"Nhìn thẳng" nói một cách nôm
na là phản ánh trung thực tất cả những gì mình quan sát được từ đối tượng. Nhà
văn đặt cho mình chế ñộ "góc nhìn thẳng" nghĩa là không bị chi phối
bởi những cảm xúc riêng tư, cảm tính. Nam Cao từng "nhìn thẳng" giới
trí thức ñể "lộn trái" bản chất những người như mình, không giấu diếm
những hoài bão ñẹp nhưng cũng không che ñậy thói hư tật xấu. Bảo Ninh cũng căn
chỉnh chế độ "góc nhìn thẳng" về chiến tranh ñể rồi nhiều người bớt
ñi ảo tưởng về chiến thắng, thay vào ñó là nỗi buồn ám ảnh. Vương Trí Nhàn cũng
làm thế khi viết Thói hư tật xấu của
người Việt... Nhưng có vẻ như ở thời ñiểm các tác phẩm trên ra ñời, không
quá nhiều ñộc giả chuẩn bị sẵn tâm thế tiếp nhận sự thật, nên khi hình dung
những chi tiết ngược lại với những suy nghĩ ñã hình thành tương ñối ổn ñịnh, họ
có quyền hoài nghi và không mặn mà với tác phẩm.
Đến Con
giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà thì khác. Người Hà Nội quan sát, chứng kiến
cuộc sống ñất này diễn ra hằng ngày hằng giờ. Người ngoại tỉnh tới Hà Nội cũng
quan sát, nếm trải cuộc sống nơi ñây với ñủ món, ñủ vị, ñủ ấn tượng. Nghĩa là
bạn ñọc ñã ñược dọn sẵn tâm thế nhờ sự trải nghiệm. Đọc tản văn của Nguyễn Việt
Hà chỉ còn là thao tác ñối chiếu văn với ñời, là nhờ nhà văn nói thay những bí
bách cảm nhận mà mình không diễn ñạt ñược, ñể rồi xuýt xoa "sao gã này nói
ñúng thế", chuẩn từ một Hà Nội với những nét ñẹp tinh tế, lãng mạn và ñộc
ñáo cho tới một Hà Nội xô bồ, xấu xí, lộn xộn - nói như ngôn ngữ giới trẻ thì
ñó là "một thứ Hà Nội fake"
(hàng nhái) hay "phiên bản lỗi".
2.2. Những ấn tượng đối lập về cốt cách con người Hà Nội
Điều làm nên hồn cốt ñất kinh kỳ trước
hết phải là yếu tố con người. Con người kiến tạo các giá trị văn hoá, giữ gìn
và bảo vệ, bồi ñắp, sáng tạo, phát triển văn hoá và tất nhiên con người cũng là
tác nhân làm nó mai một và biến mất. Trong Con
giai phố cổ, Nguyễn Việt Hà ñi tìm những "mẫu người" chứa ñựng
sâu sắc nhất tinh thần riêng của ñất Hà Nội hay "chất" Hà Nội. Thường
thì các văn nhân hay chọn người mẫu biểu ñạt tinh thần Hà Nội lãng mạn, thướt
tha yêu kiều kiểu như "Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm", là vóc người mảnh dẻ thanh thoát trong sắc áo dài
trắng lãng ñãng như sương chiều Tây Hồ, những
nhân
vật nữ minh hoạ rõ nhất tinh thần "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài..."
hay những ñôi tay khéo léo gắn liền với văn hoá ẩm thực tinh tế, công phu của
người Tràng An (ít khi là người mẫu nam)... Thì ñây, tản văn của Nguyễn Việt Hà
tung ra một loạt người mẫu nam ñể hùng hồn chứng minh rằng: Đàn ông mới thực là
nhân tố kiến tạo, giữ gìn linh hồn Hà Nội. Ngay từ nhan ñề tập truyện ñã khẳng
ñịnh thế: "Con giai (chứ không phải con gái hay phụ nữ) phố cổ".
Đối tượng ñầu tiên ñược nhà văn chọn vào các trang
viết của mình là những tay "cao bồi
già" mang tên "Cao bồi già Hà Nội". Mẫu người này vốn là
"người có cốt cách Hà Nội mang một
phong ñộ rất riêng, nó là bản năng phố phường có ñược từ "chất"
(...). Những cao thủ khinh bạc, ngửi rồi lọc lõi phán xét chính xác ñược về
chất thường là những ñàn ông có tuổi ngoài năm mươi trở lên mà giới vỉa hè trân
trọng gọi cũng như bọn họ trịnh thượng tự nhận, cao bồi già Hà Nội".
Họ có thể là lớp cha, chú của nhà văn, họ vẫn thường xuất hiện ở quán cóc vỉa
hè ñầy trầm ngâm và lim dim ngắm nhìn mặc phố phường chuyển ñộng ào ào trước
mắt. Nhưng nhà văn vẫn nhận ra cốt lõi bản chất chả mấy hay ho của những
"cao bồi già" này. Họ ham chơi dù không phải kiểu "ham chơi tới
bến" như mấy tay cao bồi ở Sài Gòn, mà là kiểu ham chơi lãng ñãng rất tài
hoa: "Lờ mờ trong khói thuốc thơm,
câu chuyện của bọn họ khá tục, không phải vì bọn họ hay ñệm mà do cái chất trải
nghiệm kẻ chợ cay ñắng kiêu bạc ñến mức tàn nhẫn. Phần nữa là tại bọn họ thường
dở dang bỏ học, bởi ñã ñúng là kẻ chợ thì tuy khát khao tôn trọng yêu tri thức,
nhưng hoàn toàn lại lười ngại ñể trở thành trí thức. Do hầu hết xuất thân ở
những gia ñình dư dả có truyền thống buôn bán nên cho dù gia cảnh có lụn bại
xập xệ, tất thảy họ ñều ham chơi". Lúc trà dư tửu hậu, những nhân vật
này bộc lộ phần con người nghệ sĩ mà nhà văn ñã chấm phá miêu tả bằng chi tiết
thật khôi hài: "Do bản chất tài hoa,
ñám cao bồi hầu hết tinh tế ham thích âm nhạc văn thơ hội hoạ. Thơ bọn họ chua
chát trắng trợn hiểu người nên lạ lắm. "Không vênh vang mặt giai không
sợ. Không giáo giở lòng gái không thương". Đây là hai câu vào loại nhẹ nhất
trong bài thơ có nhan ñề "Đời có ra chi mà ñéo chửi" của một chân chính cao bồi ngoài bát thập".
Người Hà Nội vẫn mang tiếng là "khinh khỉnh", "ra cái ñiều"
mỗi khi vấp phải một người làng - vốn quen với nếp cả làng là họ - ra phố. Cái
chất "khinh khỉnh" ñó ở cao bồi già lại không thổ lộ với người nông
dân mà họ quay sang phớt lờ học thuật, "...
cao bồi già thường nhìn các nhà "Hà Nội học" bằng cái nhìn
"ñểu". Với họ, những nhà ñấy ngoài việc thuộc tên phố thì còn lại
chẳng biết cái quái gì"... May quá, trong số những gạch ñầu dòng về
ñặc ñiểm của mẫu cao bồi già, nhà văn nhận ra "ñiểm sáng" của nhân
vật: "Tuy mải chơi nhưng không hiểu
sao các ông bố cao bồi toàn ñẻ ra con cái (cả trong và ngoài giá thú) luôn luôn
thành ñạt. Ở Hà Nội hôm nay, ñám con cái
ấy ñều phát tài thành cự phú. Bọn chúng ñồng thanh bảo ñấy là nhờ hấp thụ ñược
cái sắc sảo lăn lộn tinh quái của người cha. Thảng trong ñám ñó cũng có ñứa
phát phúc học hành, ñàng hoàng làm giáo sư tiến sĩ". "Không hiểu
sao" chỉ là một cách nói, cách diễn tả sự
ngạc nhiên thích thú. Thực tế thì ai cũng có thể hiểu vì sao? Vì mẫu người này vốn
mang tố chất tinh nhanh, sắc sảo có sẵn trong dòng máu kẻ
chợ. Với lớp người này, nhà văn ñặc biệt tỏ bày lòng trân quý và lo âu khi hình
dung một ngày nào ñó Hà Nội vắng bóng những cao bồi già. "Ngày nay, lớp cao bồi già ñang dần dần tuyệt
tự. Chẳng biết họ hay hay dở, nhưng bọn họ xứng ñáng ñược ghi vào sách ñỏ ñể
bảo vệ giữ gìn như một loài khác lạ quý hiếm. Bởi không có họ, cũng như không
có kẻ cắp chợ Đồng Xuân hoặc "phe phẩy" chợ Giời, Hà Nội sẽ vĩnh viễn
mất ñi một khoảng trống bi tráng nhố nhăng. Mà nhố nhăng là một ñặc tính làm
nên một ñô thị lớn, nhà văn Vũ Trọng Phụng chuyên viết về cao bồi già gốc Hà
Nội ñã bảo vậy". Thì ra mẫu người này, trong sự quan sát của nhà văn,
họ có thể "nhố nhăng" nhưng
chính họ làm nên một phần ñặc trưng của Hà Nội. Góc nhìn thẳng ñã thừa nhận cả
hai mặt của ñối tượng, ñầy những hạn chế nhưng không thể chối bỏ, thậm chí còn
cần "ghi vào sách ñỏ ñể bảo vệ giữ
gìn" nữa.
Bên cạnh cao bồi già là một loạt mẫu nam
ñược nhà văn gọi ra bằng cách ñịnh vị (con
giai phố cổ), mô tả hoạt ñộng (ñàn
ông ăn sáng, bán sách rong) hay hư danh (ñàn ông hư danh, hớt ngọn)... Khó mà tách bạch cái hay cái dở của
nhân vật, nhưng có một sự thực là nhà văn xây dựng chân dung các mẫu nam với
ñầy ñủ những nét ñẹp ñáng trân trọng và cả những khiếm khuyết ñộc ñáo. Tất cả
ñều rất "Hà Nội".
Đó là những gã giai trẻ mà "nhất loạt bọn này ñều mê gái sớm, thảng thốt mới có ñứa lọt vào ñược
ñại học nhưng thông minh tài hoa lãng tử kiêu bạc thì không một thứ giai của
vùng nào sánh nổi. Chỉ trong vài buổi cóp nhặt học truyền tay ñã lập tức bập
bùng ghita ñiêu luyện tán gái. Phải xem một thằng con giai xõa sợi tóc dài khàn
khàn cầm ñàn "quạt chả" hát "Đau, từ ñáy trái tim ta buồn
ñau... Đau..." (con giai phố
cổ). Với Nguyễn Việt Hà, một giai phố cổ sinh năm 1962 thì có lẽ, những chi
tiết kia phần nhiều ñược phục dựng từ chính mình một thời. Nên vừa chủ quan,
vừa khách quan, nhà văn cho rằng có chứng kiến hình ảnh một chàng trai Hà thành
ôm cây ñàn "quạt chả" mà nức nở ngôn tình "thì mới hiểu ñược thế nào là sự quyến rũ’.
Cái phần "tăm tối" nhất của Hà Nội xét từ
góc ñộ buôn bán từ xưa tới nay là chợ Giời. Cái phần "vô minh" nhất
trong con người Hà Nội chắc hiển thị rõ ở những gã trai gắn với "hỗn
danh" (những Hải "vợt", Tùng "cứt", Dũng
"lừa"...). Nguyễn Việt Hà gọi ñó là ñám trong "hư danh ñàn
ông". Chừng như thích thú với mẫu người này, nhà văn nắm trong tay cả một
phần giới thuyết ñầy ñủ về nhân vật. Từ thời gian hình thành: "Khoảng chục năm sau ngày ñất nước thống
nhất, xã hội còn nhộn nhạo ñang loay hoay lương thiện, nên ở Hà Nội có rất
nhiều ñàn ông mang hư danh (...) phần ñông ñàn ông Hà Nội có danh
"hư" ñều sống khá tử tế theo cái nghĩa hiện ñại mà ñám teen bây giờ
gọi là "dân chơi", ñến nguồn gốc, xuất xứ: "Bọn họ hầu hết xuất xứ từ những gia ñình có
nhiều ñời loanh quanh buôn bán phố cổ nên so với mặt bằng vất vả chung của thời
bao cấp thì tiền nong tàm tạm là dư dật. Mẹ và chị của họ thường rất ñảm, tuy
học ít nhưng lại giỏi tần tảo bán buôn. Ông bố hiền lành không làm gì, cả ngày
chỉ ñọc tiểu thuyết Pháp, phong ñộ hao hao của ông ký
nhà băng hoặc nhà dây thép,
một mẫu hình công chức "tây" khá tiêu biểu của một thời văn hoá ñô
thị thực dân phong kiến Việt". Chi tiết ñến mức có thể
phân loại nhờ ñặc ñiểm nhận dạng: ñó "có
thể là ñám thanh niên thập thành mới lớn, lại có thể là những trung niên tóc
muối tiêu nửa chừng xuân, tất tật ăn mặc chải chuốt khẩu khí lanh lợi thông
hoạt. Chàng trẻ thì quần loe tóc dài áo chim cò, gã ñàng ñiếm sắp già thì quần
kaki trắng ống ñứng áo sơmi kẻ ca rô màu sáng nhạt. Và ñều ñặn mỗi sáng, cả bọn
ngồi uống cà phê tán láo chừng hai tiếng
ở mấy quán cũ kỹ sâu trong những phố có tên ñầu bằng chữ "hàng". Do
thuộc nhiều thơ và biết ñiêu luyện chơi ghita truyền tay tự học, bọn họ thường
cưa ñổ kha khá nhiều thiếu nữ muốn ñú với tình phí rất thấp". Nhà văn
không ngại "bonus" thêm phần lời bình về quan ñiểm số ñông trong nhìn
nhận: "Theo quan ñiểm lao ñộng của
thời ñó thì bọn họ là một lũ vô công rồi nghề, mánh kiếm tiền duy nhất mà họ
thành thạo là "chỉ chỏ", một kiểu ăn chênh lệch giá trong những giao
dịch mai mối các mặt hàng quý hiếm... những thứ mà xã hội trọc phú giờ ñây coi
là tầm thường ñồng nát"... Hà Nội ở ñâu, Hà Nội như thế nào trong
những gã ñàn ông như thế? ở phẩm chất hào hoa trộn lẫn sự lọc lõi, ở sự ma mãnh
và phớt ñời, hay của thời thế với nguồn gốc, nề nếp của gia ñình?...
Dù là "góc nhìn thẳng" thì ở ñâu ñó ta vẫn
nhận ra chút thiên vị có lý của nhà văn khi gợi lại nét ñẹp bền vững trong mỗi
con người Hà Nội nhiều hơn bàn về sự mai một, tha hoá. Có sự thiên vị ñó không
phải vì Nguyễn Việt Hà là người Hà Nội, mà chính vì bản thân Hà Nội vốn mang những
giá trị tốt ñẹp nhiều hơn những bụi bặm, rác rưởi vướng theo trong quá trình
phát triển. Nên từ những gã trai trẻ ñến ñám mang hư danh hay những người bán
sách rong ở Hà Nội, trong mỗi lớp người, nhà văn vẫn nhìn thấy những phẩm tính
ñáng trân trọng ở họ. Đó là những người mà giữa thời kỳ bao cấp, khổ sở vật lộn
với ăn, với mặc, họ vẫn quý sách hơn cả danh lợi, ñược xếp vào nhóm "những
kẻ dở hơi"; họ ñói nhưng không cuồng ăn mà "cuồng chữ" nên ñằng
sau những gương mặt ñăm chiêu có phần lạnh lùng của những người ñàn ông bán
sách rong nơi góc phố chật chội nào ñó là những cái ñầu uyên bác. "Bọn họ lẫn lộn biết nhiều, ña phần cuồng chữ
ñọc thiên kinh vạn quyển. Trí nhớ chẳng thua Giacốp Menñen (...) do luẩn quẩn
chật hẹp chuyện cơm áo, vẻ ngoài của ñàn ông bán sách dạo trông "hèn
hèn" còn bên trong cũng khuất khúc vài góc tối vô minh. Đến nay, những tay
xuất sắc nhất trong bọn họ ñều ñã thành những người muôn năm cũ (...)"
(bán sách rong); họ là những người ñàn ông nổi loạn thời trẻ nhưng ñứng ñắn,
mẫu mực khi trưởng thành. Điều này ñặc biệt có giá trị khi báo chí ra rả về sự
xuống cấp trong ñạo ñức hôn nhân, sự mai một của giá trị hạnh phúc trong mỗi
gia ñình nhỏ. Hà Nội phần nào vẫn duy trì ñược sự bình yên giữa tâm bão ñời
sống khi còn những người ñàn ông xuất thân từ phố cổ: "Bọn con giai phố cổ khi có vợ bỗng trở nên
hiền lành, tuy gia trưởng nhưng bọn chúng chung thuỷ, ít "mèo mỡ",
hầu hết ñều sống chung với cơn lũ hôn nhân cho ñến khi cuối ñời, mặc dầu cái
thứ lãng mạn trót cưa ñược kia ñích thực là một của nợ" (con giai phố cổ).
Nguyễn Việt Hà có một "cái ñầu lạnh", tỉnh
táo khi quan sát và tìm tòi, thấu hiểu mảnh ñất mình sinh ra với ñầy ñủ cái
"ñược" và cái "chưa ñược", cái ‘có" và cái "sắp
mất, mất dần, mất hẳn". Nhưng Nguyễn Việt Hà cũng có một trái tim nồng ấm
và dịu dàng, bao dung khi nhìn những con người xung quanh mình, cuộc sống quanh
mình bằng cái nhìn trìu mến, tin tưởng. Với anh, những con người ñó, "chẳng biết họ hay hay dở" nhưng
chắc chắn, họ có vai trò thực sự quan trọng trong việc kiến tạo và gìn giữ
những nét văn hoá - linh hồn Hà Nội, "Hà
Nội vắng họ, chợt lộ ra một khoảng trống, một hẫng hụt" (bán sách
rong), vắng họ "Hà Nội sẽ vĩnh viễn
mất ñi một khoảng trống bi tráng nhố nhăng" (cao bồi già Hà Nội). Nhờ
có những người "thong thả ăn, tinh
tế mặc, chầm chậm sống" mà "Hà
Nội hôm nay mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu
lắng" (con giai phố cổ). Dù là ñám người bị nhà văn ñịnh danh là
"bạc nhược, nghệ sĩ nửa mùa"
thì họ vẫn ñang "trả ơn Hà Nội bằng
cách quyết liệt tự nuôi cho mình những thói quen của bao ñời Hà Nội"
(con giai phố cổ)... Sau tất cả, nhà văn vẫn nhận thấy hay tin tưởng rằng linh
hồn là thứ trừu tượng nhưng bền vững: "Một
ñô thị ñã ngoài nghìn tuổi thì ñương nhiên phải có linh hồn. Hoặc hay hoặc dở
ñâu có quan trọng, chỉ biết nó thăm thẳm mơ màng rêu phong tạo riêng một bản
sắc. Phố cổ chính là nơi giữ gìn ñược ñôi chút những mảnh hồn ñộc ñáo ấy. Có
phải thế chăng mà cho dù bị dung tục phát triển các phố cổ ñến nay vẫn chưa
chịu mất" (con giai phố cổ).
Có thể nói ngần ấy mảnh vụn về con người
Hà Nội trong các trang tản văn này ñủ ñể cắt nghĩa vì sao trong tiểu thuyết Ba ngôi của người, bên cạnh việc dựng
lại chân dung một Hà Nội ñương ñại với ñủ thứ nhốn nháo, xấu xí, ñủ gương mặt
ñại diện cho các tầng lớp thị dân, vẫn
ñặc biệt chăm chút cho mẫu nhân vật ñược xếp vào hàng những người Hà Nội
"sắp tuyệt chủng". Không giống như các bậc tiền bối hay những người
bạn ñương thời vì quá yêu Hà Nội mà dành cho nơi này một ưu ái thấy rõ khi họ chỉ
chọn phần ñẹp và quý nhất của Hà Nội ñưa vào trang văn, Nguyễn Việt Hà giống
như thủ lĩnh của số ít những người viết về Hà Nội với ñau ñáu những trăn trở
khi soi chiếu những nét ñẹp có thực, ñáng trân quý ở trong sâu thẳm mỗi con
người Hà Nội thuộc lớp người cũ ñang dần mai một với một thế hệ mới có vẻ hiện
ñại nhưng khó lòng duy trì ñược vẻ ñẹp có tính truyền thống của kinh kỳ hơn một
nghìn năm tuổi, ñúng tinh thần "nhìn thẳng" - không chỉ miêu tả cái
ñẹp mà còn "phũ phàng" chỉ ra ñiểm yếu, không phủ nhận hiện tại nhưng
chới với ñi tìm cái cũ.
2.3. Những cảm nhận tương phản về cảnh sắc, đời sống con người Hà Nội
Bên cạnh con người, dù không ñi sâu nhưng nhà văn
không quên phác hoạ vài nét ñơn giản, ấn tượng về Hà Nội từ góc ñộ cảnh sắc và
ñời sống thường nhật của con người nơi này. Trong tiểu thuyết Ba ngôi của người, nhà văn tự hào về một
Hà Nội ñẹp từ trong bản chất cố hữu, ñẹp trong từng ngày, từng mùa và miên viễn
thời gian: "Hà Nội tàn thu, mưa bụi
mịn giăng, phảng phất có gió Đông Bắc rét ñầu mùa. Một nghìn năm trước nó ñã
vậy và một nghìn năm sau cũng sẽ vậy". Thì ñây, trong tập tản văn Con giai phố cổ, người ta
bắt gặp một Hà Nội với "... sương loang hồ Tây, này là thu vàng ngõ nhỏ. Rồi thì công phu ẩm thực,
rồi thì kỹ tính thú chơi" (cao bồi già Hà Nội). Một Hà Nội thâm trầm,
cổ kính nhưng cực lãng mạn khi "trên
một cửa sổ tầng hai rêu phong nào ñấy, hoặc trên một ban công biệt thự nhỏ có
giàn hoa tigon nào ñấy, thấp thoáng một thiếu nữ hay một thiếu phụ ñang ngồi
ñọc sách. Trong hoàng hôn nhợt nhạt sót vài vệt nắng, có một cái gì dịu dàng
bất trắc xoáy vào tim của kẻ ñang ngẩn ngơ nhìn trộm" (khi ñàn ông
không ñọc)
Lúc khác, nhà văn mượn lời "ông ñộc giả già có nhà lòng ống ở Hàng Bạc" tinh tường phát
hiện "Dăm bảy năm lại ñây, mưa xuân
ở Hà Nội ñang mất dần vị ngọt". Người trẻ nhưng hoài cổ như Nguyễn
Việt Hà ñành lang thang ñi tìm chút khởi nguồn hay dư vị của xuân. Tìm ở ñâu?
Tìm từ trong triết lý buồn "như một tiếng thở dài" rằng: "Phố phường của thủ ñô, chỗ nào còn Hà Nội
nhất hình như chỉ còn là chỗ thưa người". Vậy thì ñích thị chỉ còn có
một nơi cứ kiên cường lặng lẽ giữa ồn ào phố thị, ñó là thư viện cổ rêu phong.
Trong không gian mênh mông của lắng ñọng thời gian cuối năm, sẽ còn một vài
người "Từ tốn mơ mộng họ lật sách.
Cái chầm chậm của những trang chữ làm tiết Xuân trinh bạch tần ngần chẳng dám
trôi. Và không cần tinh tế lắm cũng thấy ñược màu của tết, mùi của tết. Đấy là
cái màu nóng ấm của hồng ñào phảng phất tinh hoa từ những người Tràng An muôn
năm cũ. Đấy là cái mùi của nhè nhẹ lá gội ñầu hương nhu có từ thuở các bà các
cô Hà thành" (thứ hương xưa cũ ñã từng phảng phất trong Tóc chị Hoài của Nguyễn Tuân), nó tương
phản ñến mức khiến những người ñàn ông yêu dịu dàng truyền thống thấy chẳng vừa
mắt với những cô, những bà ñược mệnh danh "người hiện ñại" hôm nay
chỉ chuyên "dùng dầu gội lờ lợ mùi
mỹ phẩm", ñoạn tuyệt luôn thứ hương "thanh và thơm ñến vô cùng" (một chỗ xuân Hà Nội).
Bỗng nhiên hôm nay Hà Nội xuất hiện một loạt những
quán cà phê và quán ăn gợi lại nỗi ám ảnh về Hà Nội một thời bao cấp, cái thời
mà nhà văn cũng giống như nhiều người khác thấy vừa buồn vừa thương thân bởi
nỗi "khốn khổ của một thời chẳng nỡ
quên" với cảnh tượng "... vật
lộn xếp hàng cầm sổ lương thực ñong gạo rồi chen ngang ñánh nhau tem phiếu mua
ñậu phụ bứt rứt ám ảnh. Đấy là chưa kể lẫn lộn vào những rạch quần loe những
"cờ ñỏ" cắt tóc dài..." (ñàn ông hoài cổ). Nhưng cũng có một
Hà Nội "hồi khoảng mươi năm trở về
trước" với nét ñẹp văn hoá không vùng ñất nào cả Bắc cả Nam có ñược,
ñó là thú vui vô cùng tao nhã, những người ñọc sách cả già và trẻ, thường hẹn
nhau vào khoảng "chiều muộn hăm tám
Chạp là ngày gặp nhau cuối năm và sáng sớm mùng sáu giêng là buổi quây quần
khai bút. Họ dịu dàng bình những bài báo hay những áng thơ ñẹp rồi lì xì cho
nhau những ñoản thơ tứ tuyệt". Họ ñích thực là những "người ñọc trong trắng" mà nhà văn
khẳng ñịnh chắc nịch rằng "Người Hà
Nội cũ kỹ chân chính ñều mơ hồ có cái thói quen ñọc ñấy". Bây giờ thì những ñộc giả Hà Nội như
vậy bỗng biến mất một cách lặng lẽ và tất yếu, thay vào ñó là thực tế: "Thư viện hôm nay tuyệt không thấy một ai mơ
màng ngồi ñọc thơ nữa, ña phần ñều cồn cào ngốn ngấu những loại sách ñược thời
thượng
gọi là sách công cụ: Một nghìn cách làm giàu làm. Làm thế nào ñể
bạn trở thành quyến rũ. Quản trị kinh doanh thật là ñơn giản". Rất
nhanh. Qua mấy ngày cuối năm, không gian tĩnh tại và bình thản của thư viện cổ
sẽ bị làm phiền bởi một Hà Nội thực dụng ñến mức một viên gạch cũng có thể hái
ra tiền chứ ñừng nói tới khuôn viên rộng rãi của thư viện ñược lát hàng trăm
phiến gạch. Rồi "thư viện sẽ hết tết
khi cái siêu thị ñối diện ñông người trở lại. Người ta hớt hải vét hàng khuyến
mại, tranh nhau ñem xe gửi vào khuôn viên của nhà chứa sách. Cả toà biệt thự cũ
chợt nhiên nhợt nhạt mất ñi trầm lặng cổ kính. Rồi nó sẽ giống như mọi phố
phường của Hà Nội ñời thường hôm nay, chỉ toàn những ồn ào vội vã"
(một chỗ xuân Hà Nội). Hà Nội khác xưa quá nhiều rồi. Đó là sự thay ñổi tất yếu
của một ñô thị ñang vặn trở mình ñể thay ñổi. Nhưng "thay ñổi" không
ñồng nghĩa với tốt hơn. Đáng tiếc là Hà Nội của ngày hôm nay ồn ào, sôi nổi một
cách xô bồ và hỗn loạn.
Cái sự nhốn nháo của ñời thường dễ thấy nhất là ở những
siêu thị trung tâm, những "ngồn ngộn", "dư dật", "tranh giành", "bừng bừng chứng tỏ"...
những "kênh kiệu ñài các", "háo hức mua bán" - là nhóm ñộng tính từ không thể chính xác
hơn, ñược nhà văn dùng ñể miêu tả ñời sống ở vùng ñất Hà thành. Những trạng
thái ñó ñã tiêu diệt không khoan nhượng tinh thần "thanh thoát", "thong thả", "chậm rãi", "sang, sành và tinh" (du xuân) của người Hà Nội lớp trước. Thế
nên nhà văn mới ra vẻ khách quan mô tả: "Hà Nội những năm gần ñây ñã rùng rùng thay ñổi, từ một thành phố tinh
tế sâu lắng bỗng chốc tấp nập trưởng thành". Kỳ thực mắt người viết ứa
nước khi chứng kiến thực tế cực kỳ bất ổn, "kinh tế nhấp nhổm tăng trưởng còn phong khí văn hoá cũng loay hoay ñang ñịnh hình"
(lên ñời).
Bao nét ñẹp trong những ngày cuối năm ở
Hà Nội, bao phong tục văn hoá giàu tính nhân văn của người Hà Nội trong những
ngày ñầu năm ñều biến mất hoặc biến tướng cả. Sự nỗ lực níu kéo, duy trì của
một vài người nặng lòng với ñất này chẳng thể lại với cơn lũ quét của ñời sống
mới. Sau cơn lũ, có phù sa tươi tốt hơn cho cây trồng nhưng cũng có nhiều rác
rưởi cuốn, mắc lại. Nguyễn Việt Hà viết về Hà Nội trong tâm thế ñi tìm lại những hạt phù sa văn hoá và thật ñau lòng khi
bắt gặp bao rác cạn trong lòng phố. Một tiếng thở dài lo âu trước thực tế những
nét ñẹp tinh thần của người Hà Nội bơ vơ và dễ mất mà "... chẳng biết khi Hà Nội ñã qua nghìn năm
tuổi liệu có còn muốn giữ" (một góc xuân Hà Nội). Thật ra có muốn giữ
cũng không ñược. Người ta bảo hiện ñại phải mới, phải thay cái cũ. Cây già ñược
thay bằng cây non. Vườn ñào san phẳng thành chung cư cao cấp. Những cổng gạch
ven ô rêu phong ñã "bị thô bạo xây
thành mới toanh xám xịt bê tông" rồi. Vậy là từ nhà văn tới người ñọc
ñều dễ ñồng cảm với cảm thán của một nhà thơ già viết về Hà Nội:
"Mái bằng mái bằng lại mái
bằng Tôi ñi như cá lạc vào ñăng.
Ba mươi năm lẻ về quê cũ,
Cả làng thành một
cục xi măng" (lên ñời)
2.4. Vài nét độc đáo về nghệ thuật
Dù khởi nguồn cảm hứng rõ ràng về Hà Nội hay những câu
chuyện vu vơ dẫn suy tưởng nhà văn trở về Hà Nội thì bao giờ giọng ñiệu da diết
trong văn của Nguyễn Việt Hà cũng bộc lộ trạng thái phân vân, hoang mang giữa
cái cũ - mới. Nhìn món ăn nay nhớ món ăn xưa, hương vị xô bồ nông nổi ñánh thức
những tiếc nuối quay quắt cái ñã mất. Người Hà Nội hôm nay ngang qua hàng cây
trơ trụi lá bên ñường bỗng thèm, tiếc, nhớ vòm lá xanh mướt của cây cổ thụ trăm
năm tuổi ñã thành "thụ thiên cổ". Chắc cũng giống như cảm giác của
nhà văn khi ngang qua "Hàng Buồm với
ñền Bạch Mã mà ở gần ñó có mì vằn thắn, gánh mì vô danh tuyệt ngon của lão Hoa
kiều móm ấy ñâu rồi, bây giờ thay vào là một hàng cơm rang mì xào chim quay giả
người Tàu, mọi thứ ñều ngấy mỡ nồng nặc hành phi thơm nức bịp bợm bọn nông nổi
"bất tri kỳ vị" chen chúc ngồi ăn nườm nượp" (hớt ngọn)...
Rồi từ câu chuyện thường nhật là bữa sáng mà ra cái rưng rưng nhớ - ñộ dài của
nỗi nhớ tới nửa thế kỷ: "Các tay thị
dân già sành ñiệu thì thích các quán các gánh cũ kỹ vỉa hè, hầu hết ñều khuất khúc trong lam nham phố
cổ. Những hàng những quán lâu ñến nỗi
mà cô chủ bây giờ tuổi ñã
sồn sồn, mỗi khi chần
thêm mấy nhánh hành củ cho ông khách quen thỉnh
thoảng lại buột mồm: "Hồi còn mẹ cháu, cụ vẫn nói
là ông thích nhất ăn thịt gà
ở chỗ lưng". Ông thực khách
cao bồi có tuổi lọc
lõi với cái mũ phớt
bỗng rưng rưng ngầm nuốt nước bọt ñang chứa chan quanh hàm răng
giả, bồi hồi nhớ về hơn năm mươi
năm trước từng trong trắng dẫn mối tình ñầu ra ăn bún mọc cũng ở quán này" (ñàn ông ăn sáng).
Trước ñây, nhà thơ Vũ Đình Liên ñã khiến người ta rơi
vào vùng hoài cổ mà nước mắt chứa chan vì nỗi tuyệt vọng không tìm thấy những
gì ñẹp ñẽ ñã tan biến trong hồ sương khói, nay Nguyễn Việt Hà cũng kéo người
ñọc vào vùng hoài cổ nhưng khiến người ta dở khóc dở cười là vì nhà văn sử dụng
ngôn ngữ và cách diễn ñạt vừa bộc lộ phần kiến văn sâu rộng (của sách vở), vừa
"khoe" ñược sự cập nhật ngôn ngữ hiện ñại (của ñường phố). Trừ ñi cái
phần sắc sảo và thông minh sẵn có, thì tâm thế, cảm xúc của tác giả là một
nguyên nhân. Nguyễn Việt Hà từng bộc bạch trong buổi ra mắt tuyển tập truyện
ngắn của mình rằng: "Khi nhớ, lẽ
thường, người ta vẫn nhớ về những gì ñẹp ñẽ. Để rồi, con người ta ñâu dễ tránh
khỏi những cảm thức xót xa khi những ñiều tốt ñẹp ñó không còn trong hiện tại.
Cũng bởi vậy, diễn ngôn của tôi ñôi khi có chút cay ñắng, câu chữ có phần chua
ngoa". Ngoa, thông minh, hài hước - ñó là ấn tượng có thực với bất cứ
ai một lần ghé qua tạp văn của Nguyễn Việt Hà. Bằng chứng vô số kể. Hội "ñạp thanh" ñược nhà văn cắt nghĩa
cho những "trẻ trâu" lần ñầu nghe thấy khi ñi du xuân như sau: "Nghĩa nôm na của từ này là dẫm lên cỏ xanh
mà ñám trẻ ñương ñại gọi là ñánh bóng vỉa hè" (du xuân). Nhưng cái sự
chua ngoa này không giống như mấy chị bán hàng ngoài chợ "cong cớn"
và "xỉa xói", mà là kiểu viết "ñánh võng từ vỉa hè này sang cột ñiện kia" như một người lắm
lời nhiều ý, khiến khối người ñọc
văn Nguyễn Việt Hà "giật mình thon thót", tuồng như mình, chuyện nhà
mình, chuyện phố mình... bị nhà văn bóc mẽ. Cũng nhờ vậy mà "Hà Nội
trong văn của anh nhộn nhịp
gấp bội" (Nguyễn Trương Quý). Từ ñịnh nghĩa về thuật ngữ
ñường phố "ăn ñủ", tác giả "liệng" sang câu chuyện "có một dạo ở vỉa hè Hà Nội dùng chữ "ăn
ñủ" theo nghĩa rất tệ. Khi thấy một gã quan tham ñã có biệt thự lại cố
chiếm lấy một suất phân nhà bé tí trong khu tập thể rồi thanh thản hạ cánh an
toàn. Hoặc một giáo sư ñã có vợ khôn, có bồ ñẹp mà vẫn gạ tình lấy ñiểm cô bé
sinh viên năm cuối nhếch nhác sau ñó ung dung hưu trí, thì người ta cảm thán
"thằng ấy à, nó ăn ñủ rồi". Đại loại, cái thằng ấy là thằng ñã ăn
"dày" còn ăn cả "bí tất", một thứ cực kỳ bại hoại bần tiện"
(ăn ñủ); từ chuyện Hà Nội có phố cổ hay
không? "liệng" sang bộ phim Lều
chõng (ñạo diễn Phi Thanh Vân) dựa theo tiểu thuyết của Ngô Tất Tố mà
Nguyễn Việt Hà khoái chí khi phát hiện "ngoại trừ mấy nàng diễn viên ñóng vai ñào nương châm rượu chắc chắn là
không tân, còn ñâu nội thất tuốt tuột ñều mất hẳn mùi xưa cũ" (ñàn ông
hoài cổ). Đang bàn về bản chất "hoạt
bát khoáng ñạt lẫn lộn cả tiểu xảo lưu manh" của ñám con giai phố cổ,
nhà văn chợt nhớ ra nhân vật Xuân tóc ñỏ trong Số ñỏ của Vũ Trọng Phụng, vậy là bồi thêm ñoạn bình luận: "Nhân ñây cũng rụt rè xin ñược bàn, Số ñỏ
hoàn toàn không phải là kiệt tác, văn
chương tiểu thuyết thua xa Giông tố... Nó vĩ ñại vì ñơn giản nó là cuốn sách
hiếm hoi hay viết về người Hà Nội". Rồi từ chuyện mẫu hình ñàn ông
mang hư danh ở Hà Nội một thời, nhà văn "tạt ngang" sang chuyện một
hiệu trưởng lợi dụng mua dâm nữ sinh...
Viết lời tựa cho tập tản văn Con giai phố cổ, nhà văn Nguyễn Trương Quý còn phát hiện "vô số triết lý ñặc sệt tinh thần ñường phố
Hà Nội" nhưng chất chứa cảm xúc thương nhớ, yêu mến ñều ñặn xuất hiện
trong mỗi tản văn của Nguyễn Việt Hà. Kiểu triết lý với giọng ñiệu "tưng
tửng" như: "Nhố nhăng là một
ñặc tính làm nên một ñô thị lớn" (cao bồi già Hà Nội) hay "Phố cổ không thể mất dù bị dung tục phát
triển. Mất làm sao ñược, khi trong từng ngôi nhà của nó vẫn luôn có mấy thằng
con trai" (con giai phố cổ). Đanh ñá như triết lý: "Hư danh thường ñược sinh ra khi một thằng
thực chất là thằng nhưng cố xưng xưng tỏ mình là ông" (hư danh ñàn
ông), hài hước như lời tổng kết chắc chắn rằng: "Con giai phố cổ thời tem phiếu ñều nồng nàn thiết tha yêu Bờ Hồ. Chỉ vì
hai lý do: câu cá trộm và ở ñó có bán bia hơi tuyệt ngon" (con giai
phố cổ). Cũng có lúc rưng rưng nước mắt: "Nỗi nhớ hồ Hoàn Kiếm luôn ñọng thành vũng trong tim những kẻ trót bất
hạnh ñi xa và kể cả những người may mắn còn ở lại" (con giai phố cổ)...
Giống như một nhiếp ảnh gia, tấm hình
nghệ thuật trước hết phụ thuộc vào góc máy. Khi ghi lại những tấm hình về Hà
Nội, nhờ "thoát khỏi sự thôi miên
của văn chương", Nguyễn Việt Hà mới có ñược góc nhìn thẳng như vậy và
anh lan toả tới bạn ñọc cảm giác vừa cười xong ñã băn khoăn tự hỏi về những
ñiều gây cười. Sau cùng, giá trị trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà là nhà văn
ñã dùng tác phẩm của mình ñể gìn giữ vẻ ñẹp của Hà Nội. Cho dù ñể giữ gìn vẻ
ñẹp ñó, có lẽ nhiều lúc cầm bút viết, con chữ chạy ra trên ñầu ngòi bút cũng là
khi trái tim quặn thắt và ñôi mắt ứa nước bởi ý nghĩ những gì thuộc về thời của
ông bà, cha mẹ, chú bác mình... rồi cũng thành "vang bóng".
3.
KẾT LUẬN
"Hà Nội", "Văn hoá Hà
Nội" trở thành từ khoá dễ dàng tìm kiếm ñược hàng chục nghìn kết quả thông
tin trong một giây. Trong số ñó, tất nhiên người ta tìm thấy vô số văn bản tụng
ca về vẻ ñẹp của Hà Nội, văn hoá Hà Nội. Cũng có không ít nhưng bài viết lên
tiếng báo ñộng hay cầu cứu về vẻ ñẹp "vang bóng một thời" của ñất
kinh kỳ trước thực tế Hà Nội của nghìn năm văn hiến ñang dần bị "dung tục
hoá"... Nhưng những sáng tác của Nguyễn Việt Hà (tác phẩm nói chung, tản
văn nói riêng) vẫn có sức cuốn hút riêng - lặng
lẽ nhưng bền bỉ, mãnh liệt và gợi nhiều trăn trở. Những người sinh ra,
lớn lên ở Hà Nội hay những người thuộc
về vùng ñất khác yêu Hà Nội với tư cách một giá trị văn hoá ñộc ñáo của dân tộc
ñều nhận thấy tình yêu dành cho Hà Nội "ñọng thành vũng" trong tim Nguyễn Việt Hà.
Nhà văn yêu nơi này theo cách riêng của
mình. Yêu không có nghĩa là viết về phần hay, phần ñẹp và tụng ca, hoài niệm về
những giá trị ñã trở thành dư vang mà còn là thái ñộ thẳng thắn, nhìn thẳng và
phản ánh thật những gì ñang diễn ra, thậm chí là sự tỉnh táo logic suy luận dự
báo về những gì sẽ diễn ra... Tất cả ñều bộc lộ trăn trở về việc gìn giữ các
giá trị văn hoá Hà Nội cho mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 1 Nguyễn Việt Hà (2013), Con giai phố cổ, Nxb Trẻ, Hà Nội.
2.
Thiện Nguyễn (2015), Nguyễn Việt Hà: Với tôi Hà Nội muôn ñời vẫn
vậy, ngày 09/1/2015, vannghequandoi.com.vn.
3.
Lam Thu (2015), Nhà văn Nguyễn Việt Hà ñau lòng về sự xô bồ
của Hà Nội, ngày 09/1/2015, vnexpress.net.
4. 4 Lam Thu (2016), Nguyễn Việt Hà ra mắt tuyển tập truyện ngắn,
21/1/2016, Vnexpress.net.
TPHCM, 30/10/2021
Nguyễn Thị Thanh Huyền.
Trường Đại học Thủ ñô Hà Nội
TRƯƠNG HOÀNG LONG- SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU.