Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

Dấu ấn phê bình đồng tính “Người cô độc” của Christopher Isherwood .

 


1. Giới thuyết chung về phê bình đồng tính.

Phê bình đồng tính quan tâm đến con người của giới tính, nhìn nhận lại giá trị giới tính phái tính thực sự của con người. Dưới lăng kính của phê bình đồng tính, những giới tính khác (như les, gay…) bên ngoài sự đối lập nhị nguyên vốn có của giới tính được thừa nhận. Tức là, con người ở giới tính thứ ba được chấp nhận như là một điều tự nhiên. Bởi vì phê bình đồng tính để cho hiện trạng giới tính thực sự của con người lên tiếng nên cũng đồng thời phản đối lại với những định kiến rào cản hội áp đặt lên giới khác. Việc con người một giới tính khác so với quy chuẩn hội đã được kiến tạo cũng không phải là một điều phi tự nhiên. Sự xuất hiện của phê bình đồng tính bên cạnh hiện tượng đồng tính kêu gọi việc đem mọi thứ trở về với trạng thái tự nhiên của chính nó. Việc phân biệt nam và nữ đã giết chết đi cái thực sự gọi là phái tính và giới tính. Con người không cần phải sống trong một cái khung bó hẹp nào mà được quyền bộc lộ bản thân họ, không phương hại đến xã hội.


        Trong văn học, phê bình đồng tính tập trung đi tìm yếu tố phái tính giới tính trong tác phẩm, phân tích những tác động hội tâm để hình thành bản thể người đồng tính và quá trình xác định bản thể của chính họ. Về mặt diễn ngôn, phê bình đồng tính đi vào hệ thống hóa những cách biểu đạt và thể hiện, đặc biệt là khác thác hệ thống các yếu tố tượng trưng và sự thể hiện một cách kín đáo. Hơn hết, phê bình đồng tính cũng đặc biệt chú trọng khảo sát các hiện tượng bị áp đặt về giới từ trong quá khứ cho đến hiện tại.

 2.Dấu ấn phê bình đồng tính  “Người cô độc” của Christopher Isherwood

 Tác phẩm “Người cô độc” của Christopher Isherwood xuất bản lần đầu vào năm 1964, là bức tranh một ngày của một người đồng tính ở tuổi trung niên sau cái chết của người yêu. Tiểu thuyết là tất cả, bao gồm nỗi đau mất mát của con người, sự trần trụi của xã hội, những triết lý về hiện sinh. Ở bài viết này, người viết tập trung làm sáng tỏ tác phẩm dưới góc nhìn của phê bình đồng tính. Sau đây hệ thống câu hỏi có thể được đặt ra trong quá trình tiếp cận:

     1. Những áp lực của xã hội đối với nhân vật?
    2. Biểu hiện của sự trình diễn giới trong tác phẩm?
    3.  Có hay không sự kỳ thị/ bệnh sợ đồng tính trong tác phẩm?
    4. Nhân vật có trả lời được câu hỏi “Tôi là ai?”? 
    5.  Nhân vật trong tác phẩm rơi vào trạng thái như thế nào? 
Bị lập hay khả năng sống  hòa đồng với những người khác trong xã hội?

    6. Nhân vật có được xây dựng với những mặc cảm, tự ti hay không?
    7. Những khao khát nhục cảm được thể hiện như thế nào?
    8.  Hiện tượng đồng tính trong tác phẩm được biểu đạt thông qua một hình thức ẩn  ngôn, che giấu hay công khai?
    9. Tác phẩm là sự tự thuật của tác giả hay sự phản tư, chất vấn về một hiện tượng xã hội?
    10. Nhà văn phải đang đi theo xu thế làm “nhiễu” đi những đối lập nhị nguyên vốn có nhằm mở ra một lối  thoát mới cho văn học, đồng thời cho việc nhìn nhận bản thể con người?


Người độc không miêu tả trần trụi về đời sống mối quan hệ của những người đồng tính mà ngược lại là bức tranh về thế giới tinh thần, những góc khuất đầy trăn trở và đau đớn trong suy nghĩ của họ. Yếu tố đồng tính mà Isherwood thể hiện bàng bạc trong toàn bộ tác phẩm, được thể hiện một cách tinh tế đầy triết trên hai phương diện chính là xã hội và thế giới nội tâm của người đồng tính.

Xã hội trong tương quan với người đồng tính chính là cái nhìn kỳ thị và thái độ xa lánh. Con người trong xã hội luôn hướng về người đồng tính dưới góc nhìn không mấy thiện cảm. Những đứa trẻ hàng xóm luôn bày ra những trò phá bĩnh George, khiến ông không thể kiềm chế bản thân bộc lộ ra những mặt xấu tính trong con người mình, tưởng chừng như là sự mô tả về đời sống thường ngày của ông với sự ngợm ngịch ngây thơ của lũ trẻ hàng xóm nhưng điều đó không hẳn như thế. Hành động của những đứa trẻ như là sự phỏng cách con người trong hội đối xử với người đồng tính. Họ xem người đồng tính như những con quái vật, xem sự khác biệt của đồng tính là khuyết điểm để trêu chọc và phá phách. Tuy rằng nhìn nhận hiện tượng đồng tính dưới con mắt đùa cợt, chế giễu nhưng những con người ấy lại không có can đảm đối diện với người đồng tính. Cũng như những đứa trẻ chọc phá George, họ “nhìn ông lạ lẫm và dè chừng”1. Xã hội luôn ngăn ra những khoảng cách nhằm tách bạch họ với thế giới con người mà họ cho là bình thường, cách li và xa lánh người đồng tính. Họ có thể có những hành động khiếm nhã nhưng lại không dám đối diện với một người đồng tính bởi họ luôn cho đó là một cái gì ghê tởm, xấu xa. Ngoài tất thảy mọi nỗi sợ vô hình khác, xã hội còn sợ chính những người như George. Họ buông những lời tàn độc và cách gọi xấu xa – “Pê đê” khi nhìn thấy George.

Một nhóm những người khác không tỏ thái độ kỳ thị một cách trực tiếp đối với người đồng tính nhưng họ lại có chút e dè và cảm thấy xấu hổ nếu việc họ có mối quan hệ thân tình với người đồng tính được người khác biết. Bà Strunk luôn đối với George với một thái độ áy náy pha lẫn chút đồng tình. Strunk đại diện cho nhóm người hiểu biết trong hội. vậy đã thái độ thông cảm với người đồng tính, chấp nhận họ chính họ chứ không xem họ như một căn bệnh xã hội. Thế nhưng, có lẽ sự thông cảm và chấp nhận đó không đủ để cứu vớt họ trong cái hội người ta luôn xu hướng xem thường những người như George. Gia đình Strunk rất nhiệt tình trong cách hành xử với George nhưng ông bà lại muốn giấu diếm sự qua lại với những người khác. Bà Strunk đã không ngại mời George sang thăm nhà thấy ông đơn khi sống một mình. Nhưng khi George muốn cùng ông Strunk dùng tiệc gia đình với những người khác, Strunk ý từ chối. Những áo lực xã hội không chỉ đặt nặng lên người đồng tính mà còn chính những người xung quanh họ. Những người tiếp xúc với họ đều bị ảnh hưởng bởi những cái nhìn không tốt, bị cho là những người không chín chắn. Định kiến xã hội như thế quá khắc nghiệt đối với họ, khiến cho họ không chỉ lạc lõng trong chính bản ngã của mình mà còn lạc lõng ngay trong thế giới thực tại.

Những áp lực của xã hội đặt lên người đồng tính tàn khốc hơn khi đối tượng là những con người có chức phận cấp cao hơn. Họ chống lại người đồng tính bằng những hoạt động cụ thể. Những nhà báo đã viết những bài viết kêu gọi sự chống lại lệch lạc giới tính. Họ xem đồng tính như một căn bệnh hoặc coi họ là những người mang trong mình những mầm bệnh nguy hiểm và kêu gọi những người khác lánh xa. Không dừng lại ở đó, họ dường như còn mong muốn dùng những hình phạt cổ hũ, lạc hậu chỉ với mong muốn tiêu diệt hoàn toàn đồng tính. “Những bộ luật hiện hành chống lại chúng là còn quá nhân từ”2.

Những sức ép từ phía xã hội đẩy người đồng tính đi vào ngõ cụt. “Họ lạc lõng, bị tước đi mãi mãi những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, họ đáng thương, không đáng trách”3. Người đồng tính trở thành những “kẻ ngoại đạo” bị tổn thương về mặt tinh thần. Họ bị xa lánh bởi xã hội đến nỗi phải tránh né cộng đồng để trở thành những người đứng bên lề. Họ không lỗi. Quy luật kiến tạo của hội đã khiến căn tính giới của họ đi ngược lại với bản thể được quy định của họ. Việc họ sống như chính không phải điều sai trái. Thế nhưng những định kiến xã hội đã khiến họ trở thành người mang tội.

Diễn ngôn của tác giả khi nói về người đồng tính trong mối tương quan với xã hội có tính chất vấn và phản tư. Isherwood đã mượn suy nghĩ của nhân vật George để nói lên quan điểm của mình. Ông phản đối lại cách nhìn của xã hội về người đồng tính khi cho rằng họ “thiểu số”. hội coi người đồng tính một cộng đồng thiểu số họ những con người đi ngược lại với những gì được cho là chính thống của xã hội, hơn nữa, bị phớt lờ và bị đẩy ra ngoài rìa. Tuy nhiên, Isherwood lại không nghĩ thế. Một cộng đồng được xem là thiểu số chỉ khi họ là những mầm mống gây nguy hiểm. Trong khi đó người đồng tính gây hại, họ chỉ là những cá thể đang sống đúng với bản tính vốn có của mình. Quan điểm của tác giả nhầm phản đối lại những cách nghĩ cho rằng người đồng tính cái xấu xa, chống lại những hành động muốn loại trừ người đồng tính hoặc giễu cợt, dùng những hình ảnh của người đồng tính với mục đích cười cợt mua vui.

Người đồng tính trong tác phẩm của George không chỉ chịu áp lực từ phía xã hội mà còn từ chính trong thế giới tinh thần của mình. Yếu tố đồng tính trong “Người cô độc” không thể hiện qua những ngọt ngào, trọn vẹn của tình yêu mà thông qua những mất mát. George đã mất đi người mình yêu thương nhất. Nỗi đau to lớn đó đã đẩy George đứng vào tâm thế của một người trung niên cô độc. George đã mất đi Jim. Việc mất đi một người bản thân hết mực yêu thương, khiến George hờn giận đổ hết mọi tội lỗi lên thế giới. Nó khiến ông không muốn gần gũi với cộng động xung quanh và dần trở nên cô đơn. Tuy nhiên, thực chất trong con người George dường như luôn cảm thấy một sự cách biệt với mọi người xung quanh. Ông biết mình khác biệt. vậy George luôn chìm đắm trong một thế giới riêng không thể cho người khác bước vào. Ông cũng không thể bước vào thế giới của những người bình thường vì nó xa lạ với thế giới của ông. George là một giảng viên, thế nhưng ông cũng không thể trò chuyện gần gũi với các sinh viên của mình. Ông luôn nhìn vào mắt họ nhằm đoán biết tâm ý của họ. Ngay cả đối với Kenny, một câu sinh viên muốn thân thiết với George hơn nhưng ông cũng không thể dễ dàng bộc lộ con người thật của mình. George không tìm thấy sự đồng cảm từ những người xung quanh, nhưng hơn hết có lẽ là bởi vì điều làm nên con người George là điều cấm kỵ mà cách tốt nhất là che giấu nó đi mà không phải là phô bày nó. “Tôi thèm khát ghê gớm được nói với cậu. Nhưng tôi không thể. Hoàn toàn không thể. Bởi vì, cậu không nhận thấy sao, điều tôi biết là thứ làm nên con người tôi”4. Như vậy, sự độc của George không đơn thuần xuất phát từ nỗi đau mất đi Jim mà là nỗi cô độc của mọi người đồng tính, của những con người bị cho là khác biệt và biết mình khác biệt.

Nhân vật George còn đặc biệt mang tâm thế của một người không được sống thật với bản thân mình mà là nạn nhân của hiện tượng trình diễn giới. Nhân vật được đặt trong tâm thế sắm vai một người khác hội mong muốn chứ không phải chính mình. George hằng ngày phải đeo một chiếc mặt nạ của một quý ông. Mỗi sáng ông thường tốn khá nhiều thời gian để chuẩn bị, từ trang phục, đến phong thái, cung cách cư xử, để sao cho phù hợp với hình ảnh người ta đã từng biết về một người đàn ông trung niên được gọi George. ‘Hắn phải mặc quần áo vào, vì hắn đang sắp phải ra ngoài, bước vào thế giới của những con người khác ngoài kia, mà những người này cần được nhìn nhận về hắn như những gì hắn đã gầy dựng. Hành vi của hắn cần phải nằm trong sự thỏa đáng với họ”5. Người đồng tính, để che giấu bản thân mình, họ phải giả vờ thực hiện những hành vi đúng với giới tính sinh học đã được quy định. Mỗi cá nhân trong xã hội nhìn chung đều có những vai khác nhau trong những môi trường khác nhau. Nhưng người đồng tính luôn một vai diễn khá đòi hỏi một nỗ lực to lớn nhằm trình diễn một giới tính không thực sự là của họ.

Đời sống nội tâm của người đồng tính thực sự phức tạp không chỉ họ cuộc đời hai mặt mà còn vì chính bản thân họ không thể định vị được mình. Những người như George những con người bị lệch pha giữa bản thể luận kiến tạo luận. Bản thể luận đã được quy định ngay từ trước khi họ được sinh ra. Con người bị tước đi quyền được lựa chọn giới tính sinh học của mình. Trong khi đó ý thức giới được kiến tạo bởi quá trình được xã hội hóa của con người, dựa trên các yếu tố lịch sử và văn hóa. Giới tính được lý giải dựa trên thuyết kiến tạo luận như thế phụ thuộc vào quy định của một cộng đồng và lối sống của cá nhân. Có những người định hình một sự hợp nhất giữa giới tính sinh học và căn tính giới của họ. Nhưng không phải ai cũng may mắn được điều đó. Những người lệch pha bị trật ra khỏi đường ray của những đối lập nhị nguyên vốn có trong vũ trụ và tự nhiên. Họ bị đẩy vào một “thế giới thứ ba” nơi mà ở đó họ thấy mình như một cá thể bị phân mảnh và xé lẻ. Họ là những con người của sự phi nhất quán của cái bên trong và cái bên ngoài, một hiện tượng mà người ta chưa thể định nghĩa được. Chính vì thế, bản thân họ cũng không thể xác định bản thể của mình. Họ là ai? Họ là gì? Họ nên sống như thế nào? “Tôi như một quyển sách cậu phải đọc. Quyển sách không thể tự đọc cho cậu nghe. Nó thậm chí không biết nó là cái gì. Tôi thậm chí không biết tôi là ai”6.

Sự lạc lõng của thể con người được Isherwood trình bày bằng một diễn ngôn hồi cố. Nỗi đau đớn của George không thể hiện thông qua không khí buồn ảm đạm hay những ngôn từ đậm chất u buồn mà bằng những khoảng ký ức về Jim. Thông qua những khoảng ký ức đó, nhân vật George xuất hiện như một người đàn ông trung niên cô đơn, nặng trĩu với một tình yêu bị mất. Một ngày của George ngay từ khi thức dậy luôn ẩn hiện đâu đó hình bóng của Jim những kỷ niệm về đời sống trước đây giữa George chàng trai này. Trong ngôi nhà quá đỗi chật hẹp đó, không nơi nào không ghi dấu những va chạm, những sinh hoạt đời thường của Jim và George “(…), trong thịnh nộ lẫn trong ý tình – hình dung những gì mà họ đã khắc dấu vô hình vào trong từng khoảng không, từng ngõ ngách của căn nhà”7. Tuy nhiên, cũng chính bởi không gian đầy ắp kỷ niệm đó mà khi sống trong nó George đã không khỏi đau khổ tột cùng khi trong một khoảnh khắc tỉnh thức ông nhận ra rằng Jim thực sự đã chết. “(…), khi George đặt chân tới nấc cuối cùng của bậc thang, ông lại có cảm giác bất chợt như thấy mình đang ở trên một tấm răng cưa lởm chởm, tàn độc và vỡ vụn ra từng mảnh – cho dù những dấu vất đã phai nhạt và chìm vào trong đổ nát”8.

Khi dùng bữa sáng của hiện tại, George nhớ về bữa sáng mà ông có cùng Jim. Họ đã ăn cùng nhau bản về những chuyện được ông gọi học thuyết hàn lâm như chuyện cái chết hay không. George cũng nhớ lại kỷ niệm tươi đẹp khi lần đầu tiên họ đặt chân đến ngôi nhà này. Dù nó là căn nhà khuất sau những bóng cây nhưng họ đã rất yêu mến nơi này và xem nó như ốc đảo của riêng mình.

Việc gợi lại những ký ức quá viên mãn đó đã tạo nên một sự đối chiếu ngầm với hiện tại nhầm phô bày sự cô độc của George. “Jim đã chết”, George giờ đây chỉ còn lại ba phần con người. Hiện tại đối với ông là một sự đau thương, bởi nó luôn gợi nhớ về quá khứ. George giờ đây sống không còn đúng nghĩa một con người. Mỗi sáng ông đều loay hoay để có có thể thức dậy. Hành động ngồi dậy dường như là một nỗ lực mà vất vả lắm mới thể thực hiện được. Nỗi đau đã bóp nát sự sống trong George. Ông dường như đang sống là một cái xác không hồn. Sự hiện hữu của ông không còn đúng nghĩa là chính ông nữa, bởi tâm hồn của George cũng đã chết cùng sự ra đi của Jim. Cái ông đang phải đối mặt bây giờ chỉ là một thân xác dư thừa và rệu rã.

 

                                                                                                                                TPHCM, 2/6/2021

                                                                                                                            TRƯƠNG HOÀNG LONG

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

VĂN HOÁ GIAO TIẾP của NGƯỜI NAM BỘ qua TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH – MỘT GÓC NHÌN                                                             ...