Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Phát triển KĨ NĂNG ĐỌC và VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN cho HỌC SINH LỚP 11 thông qua TÍCH HỢP DẠY ĐỌC HIỂU và VIẾT

 




Phát triển KĨ NĂNG ĐỌC và VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN cho HỌC SINH LỚP 11 thông qua TÍCH HỢP DẠY ĐỌC HIỂU và VIẾT 

Trần Văn Cảnh 1, Nguyễn Thị Hồng Nam 2
(1. Trường THPT Ngọc Tố, Sóc Trăng
2. Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ)

TÓM TẮT

     Tích hợp (TH) là một xu hướng dạy học phổ biến trên thế giới. Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) môn Ngữ văn xác định TH là nguyên tắc dạy học chủ đạo, thể hiện qua việc thiết kế các chủ đề học tập, TH dạy đọc với dạy viết, nói và nghe. Ở Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu nào về việc dạy tích hợp 4 kĩ năng này trong môn Ngữ văn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thử nghiệm TH dạy đọc hiểu và viết văn bản nghị luận (VBNL) để phát triển kĩ năng đọc và tạo lập VBNL cho HS lớp 11, Trường THPT Ngọc Tố, tỉnh Sóc Trăng. Đây là nghiên cứu trường hợp. Hai phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy TH dạy đọc với dạy viết đã góp phần tăng kĩ năng đọc và viết VBNL cho HS lớp 11 Trường THPT Ngọc Tố.

     Từ khóadạy học tích hợp; văn nghị luận; năng lực; kı năng đọc hiểu; kĩ năng viết.

x
x x

1. Đặt vấn đề

     Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, TH trong dạy học thường được nhắc đến qua mô hình TH liên môn STEM. Tuy nhiên, tích hợp nội môn thì ít được nghiên cứu. Trong chương trình Ngữ văn hiện hành, ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn được dạy hầu như tách biệt, thiếu sự liên kết. Điều này làm cho HS gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức, kĩ năng về ba mảng này vào giao tiếp (nói và viết). Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi việc dạy TH đọc và viết VBNL có giúp tăng kĩ năng đọc và viết văn bản (VB) cho HS hay không.

2. Mục tiêu nghiên cứu

     Mục tiêu của nghiên cứu này là chứng minh tác động của việc DHTH đọc và viết đối với kĩ năng đọc và kĩ năng tạo lập VBNL của HS. 

3. Cơ sở lí thuyết

     3.1. Kĩ năng đọc và viết văn nghị luận

     Đọc và viết là hai trong bốn kĩ năng giao tiếp: đọc, viết, nói và nghe, trong đó đọc và viết là hai kĩ năng chủ yếu. VBNL là một trong ba loại VB thông dụng mà HS cần được học, đó là VB văn học, VBNL và VB thông tin.

     Dựa trên yêu cầu cần đạt (YCCĐ) về đọc hiểu và viết văn nghị luận (NL) của các tài liệu: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11 (Ministry of Education & Trainning, 2007), Tài liệu tập huấn phương pháp day ho ̣ c (PPDH), kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực hoc sinh (HS) (Ministry of Education & Trainning, 2016), CTGDPT môn Ngữ văn (Ministry of Education & Trainning, 2018), chúng tôi xác định:

     i. Các YCCĐ về kĩ năng đọc hiểu VBNL của HS

     – Về nội dung VB: Xác định được vấn đề và nội dung NL; xác định được các luận điểm, luận cứ, bố cục VB; nhận biết thái độ, giọng điệu tác giả; nhận biết mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung VB.

     – Về hình thức VB: Xác định được các thao tác, phương thức NL, nghệ thuật lập luận.

     – Liên hệ, mở rộng: Biết liên hệ vấn đề NL với thực tế; nêu quan điểm cá nhân về vấn
đề được nêu trong VB.

     ii. Các YCCĐ về kĩ năng tạo lập VBNL của HS

     – Phân tích đề, tìm và lập dàn ý: biết phân tích đề, xác định được dạng đề; lập được dàn
ý với các luận điểm, luận cứ.

     – Triển khai nội dung VB: Biết triển khai vấn đề NL; sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trật tự hợp lí; các luận cứ phù hợp với luận điểm; vận dụng các thao tác, phương
thức NL phù hợp; thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề NL.

     – Tổ chức hình thức VB: Đảm bảo bố cục 3 phần; phân đoạn theo luận điểm, có câu chủ đoạn; liên kết giữa các giữa các câu, đoạn; diễn đạt lưu loát, mạch lạc, ngắn gọn; sử dụng từ ngữ đúng và hay; viết câu đúng ngữ pháp, sử dụng đa dạng, linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp.

     3.2. Tích hợp dạy đọc và dạy viết

      3.2.1. Dạy học tích hợp

     Theo Gulab Kanwar và đồng sự (2017), DHTH là “sự phối hợp các hoạt động dạy học
khác nhau để đảm bảo việc thực hiện hài hòa các chức năng của tiến trình giáo dục” (tr.10).
CTGDPT tổng thể định nghĩa: “DHTH là định hướng day học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết
có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng” (Ministry of Education & Trainning, 2018, p.35).

     Mục tiêu của DHTH là: (1) tránh trùng lặp về nội dung các môn học khác nhau; (2) tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn; (3) tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn (Tài liệu tập huấn DHTH ở trường phổ thông (2016).

     TH được thực hiện ở cấp độ chương trình và cấp độ phương pháp dạy học (PPDH). Ở cấp độ chương trình, TH được thể hiện trong việc thiết kế các chủ đề dạy học (nội môn hoặc liên môn). Ở cấp độ PPDH, TH là sự kết hợp sử dụng nhiều biện pháp day học. Một số nghiên cứu của (Furner & Kumar, 2007; Fllis & Fouts, 2001; King & Wiseman, 2001; Smith & Karr-Kidwell, 2000) đã chứng minh rằng DHTH cung cấp cho HS nhiều cơ hội để trải nghiệm các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng khác nhau, phát triển kĩ năng tư duy cấp cao, kĩ năng giải quyết vấn đề và sự ghi nhớ kiến thức của HS (Stohlmann, et al, 2012). Trong nghiên cứu này, TH được thể hiện ở hai cấp độ: chương trình (TH nội môn Đọc hiểu và Làm văn) và kết hợp hướng dẫn HS phân tích mẫu VB đọc và tạo lập VB dựa trên
tiến trình.

     3.2.2. Tích hợp dạy đọc và viết

     Đọc, viết, nói và nghe là những kĩ năng giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ. Johnson (2008) đã chứng minh rằng việc thường xuyên nghe người khác nói sẽ giúp trẻ em nói tốt
hơn, đọc nhiều sẽ giúp viết tốt hơn, viết sẽ tăng kiến thức về ngữ âm và giúp đọc trôi chảy.
Cả bốn kĩ năng này tác động đến cách chúng ta tư duy, và khả năng tư duy tác động đến khả năng sử dụng cả bốn kĩ năng trên. CTGDPT môn Ngữ văn đề ra một trong những mục tiêu của chương trı̀nh mới là “giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe” (Ministry of Education & Trainning, 2018, p.5).
DHTH và phân hóa được xem là một trong ba định hướng về phương pháp giáo dục của chương trı̀nh mới. Đọc là trục chính, qua dạy đọc, tích hợp dạy viết, nói và nghe. Nghĩa là trong quá trình dạy đọc, bên cạnh việc giúp HS hiểu được nội dung VB, GV còn phải hướng dẫn HS phân tích cấu trúc hình thức của VB, cách tạo lập VB của người viết, từ đó, học cách tạo lập VB tương tự. Kĩ năng nói và nghe cũng được hình thành qua quá trình thảo luận, tương tác về cái đã đọc, đã viết.
Trong nghiên cứu này, TH dạy đọc và viết văn NL được hiểu là sự kết hợp dạy cách đọc hiểu VBNL (được xem là mẫu chuẩn tương đối) với dạy viết văn NL để giúp HS qua
việc đọc VB, HS học được nội dung VB, đồng thời học cách tạo lập VB tương tự về thể loại.
Hai phương pháp dạy học chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực nghiệm là phương pháp phân tích mẫu, thông qua các phiếu học tập (PHT) đọc) và hướng dẫn HS tạo lập VB theo tiến trình, thông qua các PHT viết.
Chúng tôi thiết kế hai loại PHT: phiếu hướng dẫn HS phân tích VB đọc và phiếu hướng dẫn HS cách tạo lập VB. Các phiếu hướng dẫn đọc hiểu gồm:
PHT 1: xác định vấn đề và mục đích NL; PHT 2: xác định các luận điểm, các luận cứ của từng luận điểm, các lí lẽ và dẫn chứng của mỗi luận cứ, cách thức lập luận, phương thức liên kết trong VB, giọng điệu, thái độ của tác giả; PHT 3: nhận biết nội dung, giá trị của VB;
PHT 4: nhận xét những thành công, hạn chế của tác giả và viết đoạn văn cảm nhận về VB.
Quá trình thực hiện các PHT trên chính là quá trình HS được hướng dẫn phân tích VB
mẫu, để từ đó học cách tạo lập VB tương đồng về thể loại.

Chúng tôi tôi sử dụng các PHT viết để hướng dẫn HS trong suốt tiến trình tạo lập VB.
Gồm các phiếu:
PHT 5: phân tích và xác định yêu cầu của đề bài; PHT 6: tìm các luận điểm, luận cứ, luận chứng liên quan đến vấn đề NL; PHT 7: sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng theo một trình tự hợp lí, logic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số PHT khác để hướng dẫn HS viết đoạn văn, chỉnh sửa đoạn văn, viết bản nháp và chỉnh sửa bài viết. Sau đó, trao đổi với bạn trong nhóm, để chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn văn, VB

4. Kết quả nghiên cứu

     4.1. Đối tượng, phạm vi, cách thức thực nghiệm

     Đối tượng thực nghiệm là 37 HS lớp 11A5 Trường THPT Ngọc Tố, tỉnh Sóc Trăng. Học lực của lớp này thuộc loại trung bình khá. Thời gian thực nghiệm là 7 tuần (tuần 11 đến tuần 16 của học kì I và tuần 20 của học kì II), năm học 2017-2018.

     Phạm vi thực nghiệm gồm các VB đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 11, ban cơ bản như: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Xin lập khoa Luật (Nguyễn Trường Tộ), Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh), Ba cống hiến vĩ đại của Karl Marx (Friedrich Engels). Các VB này được dạy TH với các bài Làm văn Phân tích đề và lập dàn ý bài văn NL; Các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; Tóm tắt văn bản NL. HS được hướng dẫn cách đọc và viết VBNL qua từng bài học bằng cách điền vào các PHT (đã trình bày trong mục 3.2.2) về đọc và viết (nhóm hoặc/và cá nhân).

     Tiến trình thực nghiệm TH dạy đọc và viết được thực hiện như sau:

     (1) Sắp xếp các giờ dạy làm văn NL tiếp nối sau giờ đọc hiểu VBNL;

     (2) Chọn VBNL tiêu biểu về đặc điểm thể loại;

     (3) Dùng các PHT hướng dẫn HS nhận ra nội dung và đặc điểm thể loại của VBNL
đã đọc, từ đó học cách tạo lập VB;

     (4) Dùng các PHT hướng dẫn HS học cách tạo lập VBNL theo tiến trình: (i) phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý; (ii) viết nháp từng đoạn; (iii) viết nháp toàn văn; (iiii) chỉnh sửa.

     Để giúp HS học cách viết, trong quá trình thưc nghiê ̣ m, chúng tôi yêu cầu HS thực ̣
hiện các công việc sau:

     – Trước khi viết bài, điền vào các PHT: phân tích đề, lập dàn ý, viết các đoạn văn mở –
thân – kết bài;

     – Liên kết các đoạn thành VB nháp (lần 1);

     – Thảo luận với bạn kế bên để góp ý về bản nháp;

     – Chỉnh sửa hoàn thiện VB nháp (lần 2);

     – Nộp bài.

     Mục đích của tiến trình này là để từng bước rèn luyện kĩ năng viết cho HS.

     Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua các bài kiểm tra trước, trong và sau thực nghiệm. Tất cả các bài kiểm tra đều gồm 2 phần: phần 1: các câu hỏi về đọc hiểu VB, phần 2: yêu cầu HS phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý và viết một bài văn NL. Các câu hỏi của đề kiểm tra được xây dựng dựa trên các YCCĐ về năng lực đọc hiểu và viết VBNL (đã trình bày trong mục 3.1). Hai VB dùng cho đề kiểm tra trước và sau thực nghiệm là VB nằm ngoài SGK, đó là Văn hóa xếp hàng (Nguyễn Ngọc Đăng Khoa) và Câu chuyện buồn của văn hóa đọc (Thanh Ngọc). Riêng VB dùng để kiểm tra giữa thưc nghiê ̣ m là VB ̣ Về luân lí xã hội ở nước ta, HS điền vào PHT về VB này trước khi được họcMục đích là để có thể đo lường chính xác kı năng đọc của HS, tránh tình trạng HS trả lời được câu hỏi do đ ̃ ã được học về VB đó. Đề kiểm tra viết trước thực nghiệm là Tình trạng vứt rác bừa bãi, giữa thực nghiệm:

     Sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất thực phẩm, sau thực nghiệm: Vai trò, tác dụng, ý nghĩa của sách trong đời sống.

     4.2. Các dữ liệu thực nghiệm

     Dữ liệu thu thập được trong quá trình thực nghiệm là rất lớn, nhưng trong phạm vi bài báo này, chúng tôi chı̉ tập trung phân tích sản phẩm của 6 HS, gồm 2 HS khá (được mã hóa là K1 và K2), 2 HS trung bình (mã hóa là TB1 và TB2), 2 HS yếu (mã hóa: Y1 và Y2) qua 3 giai đoạn thực nghiệm. Các sản phẩm của những HS này được phân tích, đánh giá trong 3 giai đoạn: trước, giữa và sau thực nghiệm để đo lường hiệu quả của việc dạy TH đọc và viết đối với kĩ năng đọc và viết VBNL của HS. Tổng số PHT đọc hiểu mà chúng tôi thu được là 72 (4 PHT/1 VB/1 HS) và tổng số PHT cho mỗi đề bài viết là 54 (3 PHT/1 đề/1 HS). Các dữ liệu trên được phân tích bằng phương pháp định tính và định lượng.

4.3. Phân tích dữ liệu

     4.3.1. Kĩ năng đọc hiểu văn bản NL của HS

     Dựa vào các YCCĐ về kĩ năng đọc hiểu VBNL, chúng tôi sẽ phân tích kĩ năng đọc hiểu của 3 nhóm HS qua ba thời điểm, trước, trong và sau thực nghiệm.

     Trước thực nghiệm: Nhóm HS yếu xác định vấn đề NL chưa chính xác, chưa chỉ ra được kết cấu VB. Nhóm HS trung bı̀nh xác định được vấn đề NL, xác định luận điểm chưa đầy đủ, chỉ ra được kết cấu VB nhưng chưa phân tích được thái độ, giọng điệu và mục đích NL của VB. Nhóm HS khá xác định đúng vấn đề NL, tìm được khá đầy đủ luận điểm và một số luận cứ lí lẽ, dẫn chứng nhưng đánh giá, cảm nhận về VB còn sơ sài và chưa thấy được mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung, hình thức của VB. Nhìn chung, phần lớn HS chưa xác định được vấn đề NL, chưa chỉ ra đầy đủ các luận điểm, luận cứ và cách thức lập luận, khả năng liên hệ vấn đề NL với thực tế rất hạn chế, chưa rút ra được bài học về cách viết VBNL từ VB mẫu vừa đọc. Điều này thể hiện thực trạng của dạy đọc hiểu VBNL trong trường phổ thông hiện nay là chỉ tập trung dạy nội dung VB mà không dạy kĩ năng đọc VB theo đặc trưng thể loại, cũng không chú trọng hướng dẫn HS phân tích mẫu VB đọc để học cách tạo lập VB từ VB mẫu.

     Giữa thực nghiệm: Nhóm HS yếu xác định được vấn đề NL, tìm được một số luận điểm và luận cứ, chỉ ra được kết cấu VB, nhận biết được thái độ, giọng điệu và mục đích NL. Bước đầu, HS nêu được cảm nhận sơ lược về nội dung và nghệ thuật của VB. Nhóm HS trung bình xác định đúng vấn đề NL, các luận điểm và luận cứ của từng luận điểm, thấy được mối quan hệ giữa kết cấu VB với việc thể hiện được thái độ, giọng điệu và mục đích NL của VB và thể hiện được cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của VB. Nhóm HS khá xác định đúng vấn đề NL, các luận điểm và các luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng của từng luận điểm.

     Nêu đánh giá, cảm nhận về VB khá sâu sắc về mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung, cách thức lập luận và hình thức kết cấu của VB. Có thể thấy, đến giữa thưc nghiệm, phần lớn HS xác định được vấn đề NL, chỉ ra khá đầy đủ các luận điểm, luận cứ và cách thức lập luận, biết liên hệ vấn đề NL với thực tế, rút ra được một số bài học về cách viết từ VB mẫu vừa học. Điều này cho thấy hiệu quả bước đầu của việc dạy học TH đối với kĩ năng đọc VBNL của HS.

     Sau thực nghiệm: HS hiểu được đặc điểm và cách đọc hiểu VBNL. Hầu hết HS xác định đúng vấn đề NL, hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng. Chỉ ra được các thao tác NL và một số biện pháp nghệ thuật, đánh giá được giá trị nghệ thuật của VB. Biết liên hệ, so sánh vấn đề NL với hiện thực đời sống hiện nay, nêu rõ quan điểm cá nhân và có sự bàn luận, đánh giá vấn đề. Rút ra được bài học kinh nghiệm về cách thức tạo lập VB cùng thể loại trên cơ sở VB mẫu vừa đọc hiểu.

     Căn cứ vào các YCCĐ về kĩ năng đọc hiểu VBNL chúng tôi thấy rằng: Về nhận biết, phân tích, lí giải đặc điểm nội dung VB: Phần lớn HS nhận biết được đặc điểm thể loại (vấn đề NL, đối tượng tranh luận, thái độ tình cảm và mục đích của người viết). Đa số HS phân tích và đánh giá được các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết, vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện ý tưởng hay thông điệp chính của VB và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung NL với nhan đề của VB. Nhóm HS kém vẫn chưa phân tích được một cách sâu sắc vai trò, tác dụng của các luận điểm, luận cứ trong việc biểu hiện ý nghĩa của VB, dụng ý tác giả. Một số em chưa rút ra thông điệp, bài học cho bản thân qua VB. Một trong những nguyên nhân là một số VB được học ra đời cách nay đã lâu, vấn đề được bàn không có tính thời sự, cách bàn luận của tác giả theo lối tư duy cũ, gây khó hiểu cho HS.

     Về nhận biết, phân tích, lí giải đặc điểm hình thức nghệ thuật lập luận của VB: những HS có học lực khá thực hiện khá tốt điều này, phân tích được vai trò, tác dụng của các thao tác, phương thức NL được sử dụng trong VB, đồng thời biết cách đánh giá được được giá trị các biện pháp nghệ thuật. Nhóm HS trung bình yếu chưa nắm vững được các thao tác phương thức lập luận, thiếu kĩ năng phân tích, đánh giá, ngại đưa ra quan điểm riêng của bản thân về VB.

     Về nhận xét, khái quát, tư duy phản biện, HS đã biết liên hệ nội dung VB với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà nó xuất hiện, đồng thời HS biết đánh giá nội dung VB, thể hiện được quan điểm đồng ý hay không đồng ý với ý tưởng hay thông điệp chính của VB và giải thích lí do. Tuy nhiên, liên hệ nội dung VB với thực tế đời sống của một số HS yếu chưa tốt, chưa thể hiện được tư duy phản biện, mà chủ yếu là chấp thuận quan điểm của tác giả.

     Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các em đều có thể hoàn thành được tất cả các nhiệm vụ học tập được giao. Các em biết nêu nhìn nhận, đánh giá cả hai phương diện nội dung, nghệ thuật và rút ra được bài học kinh nghiệm riêng cho bản thân. Điểm thành công của thực nghiệm là HS đã đọc được văn bản NL bên ngoài SGK theo các yêu cầu của đăc trưng thể loại. Đây là tiền đề để HS có thể đọc hiểu được VBN ̣ L tự chọn với dung lượng 200 đến 500 chữ (gồm cả NL văn học và NL xã hội) để nâng cao năng lực đọc hiểu.

     4.3.2. Kĩ năng tạo lập văn bản NL của HS

     Dựa vào các YCCĐ về kı năng viết VBNL, chúng tôi phân tích kĩ năng viết của 3 nhóm HS qua ba thời điểm, trước, trong và sau thực nghiệm.

     Trước thực nghiệm: Phần lớn HS không phân tích đề hoặc xác định vấn đề không chính xác, dàn ý sơ sài, luận điểm lộn xộn, dẫn chứng không hợp lí… Có một HS không phân tích đề và lập dàn ý mà viết luôn bài văn.

     Kĩ năng viết của HS còn khá hạn chế. Cụ thể, có 4/6 HS viết được VB đúng cấu trúc 3 phần. Trong khi giải quyết vấn đề, một vài HS nêu được thực trạng, tác hại và nguyên nhân nhưng không đề ra được giải pháp khắc phục. Nhiều HS mắc lỗi lập luận thiếu thuyết phục, diễn đạt khó hiểu, giới thiệu vấn đề chưa ấn tượng. Thậm chí, có bài viết thiếu phần kết bài, không rút ra được bài học nhận thức và hành động. Chỉ có 2/6 HS tự chỉnh sửa bản nháp của mình.

     Giữa thực nghiệmKĩ năng viết của HS có tiến bộ so với trước thực nghiệm. Các PHT của HS cho thấy phần lớn HS xác định được dạng đề, vấn đề và nội dung NL, các thao tác NL cần vận dụng, tìm tư liệu dẫn chứng tương đối phù hợp. Việc sắp xếp hệ thống luận điểm trong dàn ý khá hợp lí.

     Về bài viết: 6/6 HS viết được VB đúng cấu trúc 3 phần. Trong phần thân bài, phần lớn HS nêu được thực trạng, tác hại và nguyên nhân, đề ra được một số giải pháp khắc phục. Lập luận của HS thuyết phục hơn, diễn đạt dễ hiểu, giới thiệu vấn đề khá ấn tượng, triển khai các ý từ dàn ý thành VB rõ ràng, có những ý kiến bàn luận thấu đáo, thuyết phục. Đa số HS nhận ra và chỉnh sửa được các lỗi cơ bản như chính tả, dùng từ, đặt câu, có sự liên kết giữa các ý, các đoạn, vì thế VB viết lại lần 2 của HS tốt hơn.

     Sau thực nghiệmTừ các PHT và bài làm của HS, chúng tôi nhận thấy kĩ năng viết của HS đã có sự tiến bộ rõ rệt. Các PHT phân tích đề, lập dàn ý thể hiện hầu hết HS biết phân tích đề, xác định đúng vấn đề, nội dung, mục đích NL, vận dụng được các thao tác lập luận, chọn lọc các dẫn chứng phù hợp.

     Đối chiếu với các YCCĐ về kĩ năng đọc viết VBNL chúng tôi thấy rằng, nhờ sự tác động của tiến trình phân tích mẫu và hướng dẫn HS tạo lập VB theo tiến trình, bài kiểm tra sau thực nghiệm của HS đã có sự tiến bộ so với bài kiểm tra trước thực nghiệm.

     Về kĩ năng phân tích đề, tìm và lập dàn ý: Hầu hết HS biết phân tích đề: xác định được
dạng đề, vấn đề NL, các thao tác NL cần vận dụng, phạm vi dẫn chứng, mục đích, chủ đề
của bài viết; biết lựa chọn những luận điểm chính, các luận cứ cho mỗi luận điểm phù hợp
nhằm triển khai vấn đề NL; biết sắp xếp các luận điểm, luận cứ chính theo một trật tự hợp lí để làm rõ vấn đề NL. Một số HS yếu, lựa chọn ý chưa thực sự tiêu biểu, sắp xếp ý chưa theo trình tự thực sự hợp lí, nên dàn ý của các em chưa thực sự tốt.

     Về kĩ năng triển khai nội dung VBHS tạo lập đã triển khai được vấn đề NL, bài viết có nội dung rõ ràng, các luận điểm chính xoay quanh chủ đề, phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề NL, dẫn chứng phong phú thuyết phục. HS vận dụng kết hợp tốt các thao tác NL, các phương thức lập luận; biết kết hợp yếu tố NL với yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm… Tuy nhiên, qua bài viết, HS chưa thể hiện được quan điểm của bản thân một cách rõ ràng và chưa bảo vệ được quan điểm một cách khéo léo. Các em chưa thể hiện được giọng điệu và thái độ riêng của bản thân về vấn đề NL, giữa các đoạn chủ yếu là liên kết về mặt hình thức, liên kết giữa các câu, đoạn trong VB chưa chặt chẽ. Một số bài viết của HS diễn đạt thiếu lưu loát, mạch lạc, ngắn gọn, thiếu tính sáng tạo.

     Về kĩ năng tổ chức hình thức VBTất cả HS đã xây dựng được VB có bố cục 3 phần; biết phân đoạn theo luận điểm, có câu chủ đoạn. Một số HS yếu chưa biết cách lựa chọn từ ngữ hay, viết câu chưa đúng ngữ pháp, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp thiếu sự đa dạng,
linh hoạt. 

     Điều đáng ghi nhận là sau quá trình thực nghiệm, HS đã biết cách thực hiện bài viết theo quy trình viết một cách tự tin, thành thạo. Hầu hết HS đều đạt được ở mức độ tốt. HS
thực hiện được tiến trình phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn, viết nháp. Đồng thời, HS cũng bộc lộ cá tính một cách độc đáo và ấn tượng.

     4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

     Việc tích hợp dạy đọc với dạy viết bằng cách sắp xếp giờ dạy tạo lập VB gắn liền với giờ đọc hiểu VB và bằng cách hướng dẫn HS phân tích VB đọc (mẫu), kết hợp với việc hướng dẫn HS trong suốt tiến trình tạo lập VB, đồng thời ra các đề bài văn NL gần gũi với
HS, gắn liền với thực tế đã chứng minh hiệu quả của dạy học TH: tăng kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng tạo lập VBNL của HS. 

     Về kĩ năng đọc hiểu VBNL, HS không những hiểu được nội dung và nghệ thuật của VB mà còn nhận ra đặc điểm thể loại của VBNL, từ đó rút ra được những bài học bổ ích cho cách tạo lập VB tương tự về thể loại. Cách dạy này khắc phục được hạn chế của cách dạy đọc hiểu VB hiện nay là chỉ tập trung vào dạy nội dung VB mà không giúp HS học được cách tạo lập VB từ VB mẫu. Những hiểu biết này có tác động rất tốt đến việc tạo lập VB cùng thể loại. Cụ thể là HS hình thành được kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết. 

     Điều này làm tăng chất lượng bài viết, HS biết cách làm sáng tỏ các luận điểm bằng những luận chứng, luận cứ, cấu trúc bài viết mạch lạc hơn, thể hiện được lập trường, quan điểm của mình. Một kết quả thú vị khác, nằm ngoài dự kiến của chúng tôi là HS chủ động, tự tin đọc hiểu được VB mới, bên ngoài VB trong SGK.

     Do thời gian thực nghiệm không dài (30 tiết) nên kết quả thực nghiệm chưa thể xem là tuyệt đối, bởi vì việc hình thành một kĩ năng cần phải có nhiều thời gian để kết quả có độ tin cậy cao hơn. HS cũng không có nhiều thời gian để tích lũy kiến thức nền nên sản phẩm
học tập của các em chưa thực sự tốt như mong muốn.

5. Kết luận

     TH là định hướng dạy đọc mà nhiều nước đã thực hiện. Ở Việt Nam, TH cũng đã được
một số trường thực hiện qua mô hình STEM. Tuy nhiên, TH dạy đọc và viết còn là vấn đề
mới. Kết quả thực nghiệm của chúng tôi đã cho thấy TH dạy đọc và viết VBNL góp phần
tăng năng lực đọc hiểu và tạo lập VBNL cho HS. Chúng tôi tin rằng khi chương trình mới
được thực hiện, SGK được thiết kế theo kiểu TH các chủ đề dạy học, thời lượng dạy học cho từng bài nhiều hơn, lúc đó, việc tổ chức dạy học TH ở trường phổ thông sẽ hiệu quả hơn.

TPHCM, 6/01/2020

TRƯƠNG HOÀNG LONG SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

VĂN HOÁ GIAO TIẾP của NGƯỜI NAM BỘ qua TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH – MỘT GÓC NHÌN                                                             ...